1. Nguồn gốc, ý nghĩa các triện trên vỏ đồng hồ
Cuối thế kỷ 13, các công ty công xưởng ở Pháp đã bắt đầu đóng dấu ấn lên các sản phẩm bằng vàng và bạc của mình. Sau đó Chính phủ Pháp yêu cầu mỗi tổ chức đoàn thể cần xác định riêng con dấu. Cho nên, có thể nói nước Pháp là nước sớm nhất có con dấu xác định chất lượng vàng khối.
Trước năm 1881 ở Thụy Sỹ đã dùng con dấu (hallmarks) nhưng không đồng bộ (đồng nhất); sau năm 1881, Quốc gia Thụy Sỹ đã giới thiệu một hệ thống hallmark (dấu đóng) trên tất cả các kim loại quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc… Tất cả những hãng xưởng hoặc công ty dù ở Thụy Sỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới bán những sản phẩm đồng hồ/nữ trang dùng kim loại quý hiếm trong đất nước Thụy Sỹ bắt buộc phải được kiểm định và được những văn phòng đại diên chính thức của quốc gia Thụy Sỹ đóng dấu vào những đồng hồ/ nữ trang sản xuất để được bán một cách hợp pháp.
Cụ Thể:
- Vàng 18k: Dấu Helvetia hay chúng ta thường gọi là nữ hoàng, bà đầm
- Vàng 14k: Biểu tượng con chó soc
- Vàng 9k và 10k: Ký hiệu thanh kiếm
Ngoài ra, nếu từ nước ngoài nhập khẩu vào thì có đầu mèo ở 2 bên tai, nếu đánh số 1 là 18k đánh số 2 là 14k.
- Vỏ vàng được sản xuất tại Thụy Sỹ chính hãng sẽ có đầy đủ các con dấu quy chuẩn. Ví dụ: vỏ vàng đặc 18k sẽ có dấu ký hiệu 0.750 hoặc 18k và triện dấu bên cạnh là Bà Đầm. Quy định này được Thuỵ Sỹ bắt đầu thực hiện vào tháng 1 năm 1888.
- Những ký hiệu của Anh (Hallmark of England) và của Thụy Sỹ (Swiss Hallmark) và của Pháp để biết là vàng 9k, 10k, 14k, 18k, 22k, Platinum (bạch kim) và bạc. Những đồng hồ chính hãng mà sản xuất tại Mỹ thông thường chỉ đóng 14k Gold, 18k Gold…(không có hình biểu tượng như của Thụy Sỹ)
- Một chiếc vỏ vàng sản xuất trực tiếp tại chính quốc Thụy Sỹ có triện dấu của Thụy Sỹ sẽ có giá cao hơn nhiều so với vỏ vàng được làm tại Mỹ và Pháp, Argentina, Anh…
- Những Hallmarks (Dấu đóng) chính thức của Thụy Sỹ được dùng để nhận biết kim loại trước ngày 1, tháng 8, 1995.
- Từ sau 1995 ,Thụy Sỹ cải cách dùng dấu đầu chó (st bernard) để nhận biết vỏ vàng 18k gold.
Ngoài ra còn có rất nhiều dấu và ký hiệu khác nhau đến từ nhiều nước khác nhau. Ví dụ như triện đầu đại bàng trong vỏ vàng 18K của Pháp.
Các mẫu đồng hồ vàng 18k nguyên khối không còn xa lạ gì với giới mộ điệu đồng hồ, nhưng chắc chắn sẽ không có ai biết được bí mật thực sự nằm trong những mẫu đồng hồ sang trọng và đẳng cấp này, vì thế đây vẫn là những bí mật được chôn dấu bởi chính các thương hiệu đồng hồ nhằm tạo ra đẳng cấp và giá trị của chúng.
2. Phân biệt đồng hồ thật – Giả thông qua các triện trên vỏ đồng hồ
Có thể thấy, mỗi hãng đồng hồ sẽ có một cách chấm triện khác nhau. Thể hiện được nguồn gốc xuất xứ cũng như chất liệu sản phẩm. Do đó, các bạn có thể căn cứ vào các dấu triệu để đảm bảo sản phẩm mình sở hữu là hàng chính hãng.
Những nơi làm hàng giả gần như không thể copy những dấu đó mặc dù họ đã cố gắng và cải tiến rất nhiều (Những mộc giả nếu nhìn dưới kính phóng đại không có được những chi tiết sắc nét rõ ràng như mộc zin chính thức của Thụy Sỹ).
Những dụng cụ đặc biệt để đóng dấu do cơ quan chức năng của Thụy Sỹ kiểm tra và cất giữ rất chặt chẽ, tuyệt đối không bao giờ được rời khỏi văn phòng làm việc của họ. Tất cả các hãng sản xuất đồng hồ phải được gởi đến đó kiểm định và đóng dấu trước khi xuất xưởng để bán. Lý do đó nên tất cả các hãng đồng hồ đều có những con dấu (hallmarks) giống nhau trên toàn đất nước Thụy Sỹ.
Con dấu được đóng trên khóa dây vàng khối của đồng hồ Rolex Nam/Nữ
Con dấu được đóng trên vỏ vàng 18k của đồng hồ Rolex Day-Date (President)
Con dấu được đóng trên vỏ vàng 14k của đồng hồ Rolex Date size 34mm
3. Về các thuật ngữ trên vỏ đồng hồ
– Gold fill: Là công nghệ sản xuất đồng hồ trước năm 1970. Được hiểu là bọc một lớp vàng rất dày lên trên bề mặt đồng hồ, thường là bọc vàng 10k, hoặc 14k. Bọc vàng thường rất bền. Có những chiếc vỏ GF sau mấy chục năm vẫn còn rất đẹp.
- Solid gold mark là dấu ký hiệu của vàng đặc vàng khối đóng trên vỏ đồng hồ đa số những dấu này là của đồng hồ quả quýt (bỏ túi)
- Lacque: Được hiểu là “ Mạ vàng dày” và thường có một độ dày nhất định. Ví dụ: 10 micron, 20, 40 và dày nhất là 80 micron. Lắc kê được xếp sau công nghệ Gold fill bởi sau nhiều năm sử dụng lắc kê thường bị mòn và lộ lớp kim loại bên trong.
- Gold plated: Đây là công nghệ mạ vàng sau những năm 1970, thường được mạ vàng 18k. Lớp vàng thường mạ rất mỏng để giảm thiếu nguyên liệu. Lớp mạ này rất bền nếu là hàng chính hãng Thụy Sỹ. Nhưng có giá trị sưu tầm ko cao.
– Gold Plated Electronics : Được hiểu là công nghệ mạ điện đời mới. Thường được mạ vàng hóa học. Tương đương với công nghệ mạ PVD nhiều đồng hồ đời mới sử dụng bây giờ. Mạ điện kiểu này thường ko bền và giá trị sản phẩm ko cao.